Sách hot
Phù Vân - Hayashi Fumiko
150,000₫
MẶT NẠ ZORRO - Johnston McCulley
74,250₫
99,000₫
CHIẾC PHỄU DA & NHỮNG TRUYỆN KỲ BÍ - ARTHUR CONAN DOYLE
193,500₫
258,000₫
HÒA GIẢI & TRUYỆN NGẮN TUYỂN CHỌN - Shiga Naoya
74,250₫
99,000₫
BỘ BA PHÙ THỦY VÀ QUÁI THÚ ĐÊM - Claribel A. Ortega
112,500₫
150,000₫
Nhà Có Bảy Đầu Hồi - Nathaniel Hawthorne
138,750₫
185,000₫
PHÁP Y TỐNG TỪ - Vương Phương
224,250₫
299,000₫
Chiếc xe kéo ma & truyện ngắn tuyển chọn
93,750₫
125,000₫
Thể Xác Và Tâm Hồn
Một ngày mới đã bắt đầu, nếu bạn đã dậy sớm và tập thể dục, thì xin chúc mừng, thói quen này sẽ khiến bạn đối đầu được với mọi thử thách
Bàn về thể chất, các quốc gia lớn thường dành sự quan tâm đến thể xác ở cấp độ rất cao. Ở Nhật Bản, Úc và Mỹ, thể thao học đường trở thành căn bản trong sự trưởng thành của một công dân. Còn ở Đức, thống kê từ cuốn sách “Đọc Vị Tâm Lý Hành Vi Của Giới Giàu Và Siêu Giàu” cho thấy rất nhiều doanh nhân thành đạt của họ từng là Vận động viên bán chuyên hoặc chuyên nghiệp. Điều này cho thấy tầm quan trọng của thể thao với nội lực của quốc gia, chứ không phải chỉ là về sức khoẻ hay thành tích.
Thể thao thậm chí đã tạo ra cảm hứng lớn cho một nghề nghiệp khá xa lạ với hoạt động thể chất như… văn học. Khaled Hosseini: Tác giả của Người đua diều là một người đam mê bơi lội. Nữ hoàng trinh thám Agatha Christie là một tay vợt, triết gia Albert Camus từng là thủ môn. Haruki Murakami - tác giả triệu bản trên toàn cầu - nổi tiếng về chạy việt dã, đã từng tạo cảm hứng cho thế giới với tiểu luận “Tôi nói gì khi nói về chạy bộ”. Trong đó, ông toát lên chủ ý rằng việc chạy việt dã và viết tiểu thuyết có nét tương đồng rất lớn: chúng đều đòi hỏi bứt phá khỏi giới hạn bản thân, kỷ luật và kiên trì. Rất nhiều nhà văn lớn khác cũng là các nhà hoạt động thể chất: John Irving là một đô vật, Oates cũng chạy bộ và viết về chạy bộ, Philip Roth chơi bóng chày, Sylvia Plath là VĐV bơi lội, Norman Mailer chơi quyền Anh nghiệp dư… vân vân.
Giới hạn thể chất - thay vì đối lập với trí tuệ như nhiều người hay nghĩ - thực ra chính là giới hạn tinh thần. Người ta có thể rất thông minh, từng trải, hiểu biết, nhưng để vượt qua được những quãng hóc búa, khó khăn, áp lực lại thường xuyên là sức mạnh từ thể thao.
Nhật Bản rất đề cao thể thao trong học đường và coi đó là nền tảng tinh thần và trí tuệ chứ không phải là bảng cửu chương. Trong rất nhiều manga, các nhân vật chính của chúng ta đã nên người nhờ thể thao (như Teppi, Ito) chứ lại không phải chỉ do học hành từ sách vở. Có lẽ người Nhật cho rằng người bỏ cuộc trong thể thao cũng sẽ dễ bỏ cuộc những lĩnh vực khác chăng? Tinh thần thi đấu thể thao đã đi vào cốt tuỷ, làm cho công dân Nhật Bản bước ra cuộc sống với tinh thần nhẫn nại, sức chịu đựng áp lực cao, bất kể trong các lĩnh vực kinh doanh, khởi nghiệp hay thậm chí cả tình yêu. Các quốc gia như Hàn Quốc và Mỹ đã rất thành công trong việc tích hợp thể thao vào giáo dục.
Một số nghiên cứu trên Psychological Science chỉ ra rằng hoạt động thể chất, bao gồm cả hoạt động ngắn hạn và dài hạn, có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sáng tạo. Chạy bộ hoặc thể thao thành tích cao có thể cải thiện khả năng tư duy phân kỳ, một yếu tố quan trọng trong việc phát triển ý tưởng sáng tạo.
Cũng cần nói rõ một chút: thể thao khác một chút với thể dục. Trong khi thể dục đơn giản là một thói quen để cải thiện sức khỏe, thì thể thao còn có mục đích thử thách giới hạn của tinh thần và thể chất, cũng như khát khao chinh phục những mục tiêu cao hơn. Như vậy, trên một góc độ nào đó, thể thao rất gần với triết lý phát triển con người. Qua lăng kính thể thao, cuộc đời con người như một hành trình khám phá bản thân, với kỷ luật, mục tiêu, sự cam kết… và rõ ràng, để thi đấu thể thao, không chỉ cần rèn luyện sức khoẻ mà còn cả ý chí vươn lên.
Có nhiều học trò rất giỏi trong việc thi để lấy điểm cao, nhưng lười vận động, xem trọng sự khôn ngoan và thông minh, hơn là sự kiên nhẫn và ý chí - điều mà sau này mới làm nên thành công cho cá nhân và cho tập thể.
Còn tâm hồn thì sao? Đời sống tinh thần, đời sống nội tâm thì ai cũng có. Nhưng có phải ai cũng có tâm hồn không? Tâm hồn nghĩa là khả năng (và sở thích) đặt nhân sinh quan của mình vào chất thơ của sự vật xung quanh. Điều này là một năng lực, không phải ai cũng có sẵn. Vì thế, văn chương cổ điển khuyến khích người ta đào luyện tâm hồn.
Nhưng nhìn tâm hồn qua góc độ thể xác / thể chất thì có một cuốn sách làm được, đây là cuốn tiểu thuyết nói rất nhiều bệnh tật và sự khổ đau của bệnh tật, nhưng nhìn tâm hồn người ta qua thể xác là một cái nhìn rất chính xác.
Ta cùng xem một trích đoạn về những ca mổ
Sách được nhắc đến
“Thể xác và tâm hồn” - Maxence Van Der Meersch, Phan Minh Hồng & Mai Thái Lộc chuyển ngữ, NXB Văn Học, 2022.
"Thể xác và tâm hồn" (Corps et Âmes) là một tiểu thuyết tâm lý xã hội nổi tiếng của nhà văn Pháp Maxence Van der Meersch, xuất bản lần đầu năm 1943. Tác phẩm đã được vinh danh với Giải thưởng Viện Hàn lâm Pháp cùng năm và được dịch sang 13 ngôn ngữ khác nhau.
Nội dung chính: Tiểu thuyết khắc họa sâu sắc bức tranh xã hội Pháp nửa đầu thế kỷ XX, tập trung vào lĩnh vực y tế và những bất công trong xã hội. Tác phẩm phơi bày những mâu thuẫn giữa tầng lớp thượng lưu giàu có và người lao động nghèo khổ, đồng thời tôn vinh những tâm hồn cao thượng dám đấu tranh cho lý tưởng và lẽ phải.
Nhân vật chính: Nhân vật trung tâm là Michel, một bác sĩ trẻ đầy nhiệt huyết, luôn nỗ lực vượt qua những rào cản xã hội và nghề nghiệp để theo đuổi phương pháp chữa bệnh mới, đặc biệt trong điều trị bệnh lao. Michel đại diện cho những y bác sĩ tận tâm, dám hy sinh và dấn thân vì bệnh nhân.
Giá trị và tầm ảnh hưởng: "Thể xác và tâm hồn" không chỉ là một tác phẩm văn học xuất sắc mà còn là lời tri ân đối với những "anh hùng áo trắng" trong ngành y. Tác phẩm đã được tái bản nhiều lần và tiếp tục nhận được sự quan tâm của độc giả, đặc biệt trong bối cảnh hiện đại khi ngành y tế đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống
-------------------------------------------
Phúc Minh Books - Đơn vị phát hành tiểu thuyết trinh thám, văn học kinh điển, văn học hiện đại và sách thiếu nhi