Sách hot
Phù Vân - Hayashi Fumiko
150,000₫
MẶT NẠ ZORRO - Johnston McCulley
99,000₫
PHÁP Y TỐNG TỪ - Vương Phương
299,000₫
Chiếc xe kéo ma & truyện ngắn tuyển chọn
93,750₫
125,000₫
Tiếng gọi
74,250₫
99,000₫
CHIẾC XE SẮT
74,250₫
99,000₫
MA TƯỚC
216,000₫
288,000₫
PHUC MINH VÀ VĂN HỌC NHẬT BẢN - NƠI GIAO THOA THẾ GIỚI NỘI TÂM VÀ CẢM XÚC
Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học dân tộc lâu đời nhất và giàu có nhất thế giới. Được bắt nguồn từ thời cổ đại, khi các bộ tộc Nhật Bản bắt đầu phát triển nền văn minh của riêng mình. Trong suốt lịch sử, văn học Nhật Bản đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm văn học Trung Quốc, văn học phương Tây và văn hóa Nhật Bản bản địa.
Văn học Nhật Bản đề cao vẻ đẹp thanh nhã của thiên nhiên, tình yêu thương con người
Các thể loại văn học Nhật Bản rất đa dạng, bao gồm thơ ca, kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn, và văn xuôi. Thơ ca là thể loại văn học phổ biến nhất trong văn học Nhật Bản, với nhiều thể loại thơ khác nhau. Và trong thời kỳ hiện đại, Tiểu thuyết Nhật Bản dần bắt đầu phát triển mạnh mẽ với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Văn học Nhật Bản thường đề cao vẻ đẹp tinh tế và thanh nhã của thiên nhiên, con người và cuộc sống, đề cao tình yêu thương giữa người với người và thường đề cập đến những vấn đề triết học sâu sắc về cuộc sống.
Hiểu được điều đó, suốt hơn một năm qua, Phuc Minh đã đem tới cho độc giả những tác phẩm văn học kinh điển mang đậm chất xứ sở hoa anh đào, cũng như những trải nghiệm tuyệt vời khi cùng đắm chìm vào thế giới nội tâm và cảm xúc, khám phá những khía cạnh sâu kín của tâm hồn con người. Trong đó phải kể đến những tác phẩm sau:
Hai mươi tư con mắt - Sakae Tsuboi
Sakae Tsuboi (1899-1967) là một trong những nữ nhà văn nổi tiếng của Nhật Bản. Văn phong của Tsuboi có ảnh hưởng một phần từ chồng bà - Shigeji Tsuboi, cũng là một nhà văn đương thời. Sau khi xuất bản cuốn sách đầu tay, Daikon no Ha (tạm dịch Những chiếc lá củ cải) Tsuboi đã giành được Giải thưởng Mỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục trao tặng và nhiều giải thưởng khác.
Tác phẩm mang đến giá trị hiện thực và nhân văn về đề tài phản chiến
Những thành công của cuốn sách Hai mươi tư con mắt đã góp phần đưa hình ảnh đảo Shodoshima trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng của Nhật Bản đồng thời mang lại vinh dự cho Tsuboi khi được công nhận là công dân danh dự của Uchinomi, Kagawa ngay trước khi bà qua đời cùng năm ở tuổi 67. Năm 1979, để tôn vinh những cống hiến của bà, tỉnh Kagawa đã thành lập giải thưởng Sakae Tsuboi - được trao cho những bạn nhỏ có năng khiếu văn chương của tỉnh.
Hai mươi tư con mắt là câu chuyện xoay quanh tuổi trẻ của cô giáo Ooishi đến khi cô già đi và trở lại ngôi trường nơi cô từng gắn bó và tâm huyết từ ngày đầu đến dạy lớp học đầu tiên có 12 học trò. Không gian vùng biển đảo Seto yên bình cùng người dân lao động chăm chỉ và những đứa trẻ thuần khiết trong thoáng chốc bị xáo trộn bởi sự hiện diện của cô giáo - một modern girl theo lời người dân bàn tán. Cô giáo được tụi trẻ đặt cho biệt danh Hòn Đá Nhỏ đã nhanh chóng chiếm được tình cảm của người dân nhờ lòng nhiệt thành và tình yêu thương cao cả dành cho những đứa trẻ phải sống trong hoàn cảnh thiếu thốn. Cuốn sách mang đến giá trị hiện thực và nhân văn về đề tài phản chiến hay nhất của văn học Nhật.
Hoà giải - Shiga Naoya
Shiga Naoya (1883-1971) là một nhà văn lỗi lạc của Nhật Bản, được mệnh danh là vị thần của những tiểu thuyết và là thành viên tích cực của phái Shirakaba (Bạch Hoa phái). Ông có ảnh hưởng lớn đối với nền văn chương Nhật Bản, đặc biệt hai văn hào Akutagawa Ryuunosuke và Kikuchi Kan vô cùng ngưỡng mộ ông.
Hoà giải - không hoa mỹ nhưng lại mang đến giá trị nhân văn đầy ý nghĩa
Cuộc đời ông xảy ra nhiều biến cố. Đến năm 1914, ông kết hôn trước sự phản đối kịch liệt của cha mình. Mâu thuẫn giữa hai cha con đẩy lên cao trào khi cha ông nhiếc móc văn chương của ông, cho rằng nhà văn là thứ không có tương lai. Sự phẫn nộ lên đến đỉnh điểm khi cha ông đã xóa tên ông khỏi gia phả, coi như không có người con như ông.
Phần lớn những sáng tác của Naoya Shiga thuộc thể loại tự thuật, được lấy cảm hứng từ chính những sự kiện xảy ra trong cuộc đời ông. Tiêu biểu phải kể tới là truyện ngắn Hòa giải (1917), một tác phẩm nổi tiếng của ông, cũng chính là dấu mốc hòa giải những xung đột giữa ông và cha mình.
Cuốn sách Hòa giải & truyện ngắn tuyển chọn gồm 7 truyện ngắn tiêu biểu nhất cho phong cách của Naoya Shiga. Mỗi truyện là một câu chuyện rất thực được viết ngắn gọn, không hoa mỹ, câu từ rõ ràng, dễ hiểu nhưng ý tứ sâu sắc mang lại giá trị nhân văn cao. Tác phẩm mang tới những câu chuyện tưởng chừng rất đỗi đời thường nhưng lắng đọng và khiến chúng ta phải suy ngẫm…
Phù Vân - Hayashi Fumiko
Hayashi Fumiko (1903-1951) là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học Nhật Bản, chuyên sáng tác tiểu thuyết và thơ. Bà xuất thân trong một gia đình nghèo khó nên các tác phẩm của bà luôn có sự thấu hiểu và cảm thông sâu sắc đối với những người nghèo khổ, tầng lớp dưới đáy xã hội thời đó. Những tác phẩm tiêu biểu của Fumiko: Những ngày lang bạt, Hoa cúc muộn và Phù vân.
Mối tình ngang trái trên nền Đà Lạt mộng mơ, liệu có hồi kết?
Không chỉ là câu chuyện tình cảm đẹp nhưng mang nhiều đau thương Phù Vân còn là bức tranh sống động về sự hy sinh và khát khao sống của những con người bị cuốn vào vòng xoáy của lịch sử. Những đau thương và bi kịch của Tomioka và Yukiko là những câu chuyện đau lòng nhưng cũng đầy ý nghĩa, chứng nhận rằng tình yêu có thể là nguồn động viên mạnh mẽ trong cuộc sống, ngay cả khi cuộc sống trở nên khắc nghiệt nhất. Thế nhưng, chuyện tình của họ đầy rẫy những biến cố, day dứt khôn nguôi cứ mãi dai dẳng...
Có thể thấy, văn học Nhật chính là nơi chứa đựng những yếu tố giao thoa thấm đượm tình yêu thương giữa những con người, qua đó mở ra cánh cửa của những câu chuyện nhân văn sâu sắc mang những nét văn hoá Nhật Bản.