Sách hot
Phù Vân - Hayashi Fumiko
150,000₫
MẶT NẠ ZORRO - Johnston McCulley
74,250₫
99,000₫
CHIẾC PHỄU DA & NHỮNG TRUYỆN KỲ BÍ - ARTHUR CONAN DOYLE
193,500₫
258,000₫
HÒA GIẢI & TRUYỆN NGẮN TUYỂN CHỌN - Shiga Naoya
74,250₫
99,000₫
BỘ BA PHÙ THỦY VÀ QUÁI THÚ ĐÊM - Claribel A. Ortega
112,500₫
150,000₫
Nhà Có Bảy Đầu Hồi - Nathaniel Hawthorne
138,750₫
185,000₫
PHÁP Y TỐNG TỪ - Vương Phương
224,250₫
299,000₫
Chiếc xe kéo ma & truyện ngắn tuyển chọn
93,750₫
125,000₫
Không Phải Lúc Nào Cũng Thấy Chán, Vậy Có Phải Là Trầm Cảm Không?
Lược trích chương 1 "Trầm cảm," tác giả đi sâu vào khía cạnh tâm lý của trầm cảm. Bằng cách kết hợp các nghiên cứu khoa học với những câu chuyện thực tế, đoạn trích giải thích biểu hiện, nguyên nhân của trầm cảm, đồng thời khuyến khích người đọc hiểu đúng và cảm thông với những ai đang đối mặt với tình trạng này.
Không phải lúc nào tôi cũng thấy chán nản, vậy có phải là trầm cảm không?
Ai cũng có lúc cảm thấy chán nản. Kể cả những người hay chỉ trích một ai đó, họ vẫn cứ than phiền rằng đang cảm thấy chán nản. Những người này thường nói như thể điều đó chẳng có gì to tát: “Nếu cậu bận rộn thì làm gì có thời gian buồn?”, nhưng bản thân họ cũng không thể tránh khỏi tâm trạng chán nản này. Có một điều khá thú vị là cảm xúc chán nản này không chỉ xuất hiện ở con người. Nó cũng xuất hiện ở thú cưng, đặc biệt là những chú mèo được cho là thường dễ cảm thấy chán nản nhất.
Người bị mắc chứng trầm cảm nặng cần phải sử dụng thuốc chống trầm cảm, nhưng người mắc chứng trầm cảm nhẹ thì không cần phải quá lo lắng. Nếu tâm hồn bạn có thể phục hồi theo thời gian và bạn có thể sống một cuộc đời bình thường giống như trước đây, vậy thì thỉnh thoảng, bạn có thể để nó trôi qua như một cơn cảm lạnh. Nhưng nếu cứ bị mắc kẹt trong đầm lầy trầm cảm mà không thể thoát ra được, bạn cần phải đến bệnh viện để điều trị "cơn cảm lạnh" [...]
Những người bị trầm cảm thường có những cảm xúc tương tự nhau nhưng mỗi người lại có những triệu chứng khác nhau. Những câu hỏi mà Min Seo đã đặt ra khi tìm đến phòng điều trị chứng trầm cảm thật sự u ám. Cô nói rằng lúc nào cũng cảm thấy chán nản nên không biết cảm giác không buồn chán là gì, cô còn nói: "Hình như từ lúc sinh ra đến giờ, không lúc nào tôi không bị trầm cảm". Mặc dù vẫn thường xuyên đến điều trị tại bệnh viện, nhưng các triệu chứng không hề có dấu hiệu được cải thiện, cô còn đau khổ cho rằng có lẽ bây giờ chẳng còn cách nào có thể chữa khỏi chứng trầm cảm của mình.
Trường hợp của Ji Hyeon thì lại khác, không phải lúc nào cô ấy cũng cảm thấy chán nản giống với Min Seo, nhưng bản thân cô lại thường hay thấy các triệu chứng trầm cảm tìm đến một cách đột ngột. Ji Hyeon là người lúc nào cũng vui vẻ. Cô vốn dĩ là người làm bừng sáng khung cảnh xung quanh vì luôn có thể tạo ra bầu không khí vui vẻ dù ở bất cứ đâu, nhưng đột nhiên khoảng một tháng trước, cô lại rơi vào cảm giác bất lực và không muốn làm bất cứ điều gì. Đồng nghiệp và người thân của cô ai nấy đều lo lắng khi nhìn thấy dáng vẻ trái ngược với Ji Hyeon trước đây, nên đã khuyên cô đến bệnh viện kiểm tra. Ji Hyeon tìm đến bệnh viện vì những lời khuyên nhủ tha thiết từ những người xung quanh, hơn bất cứ ai khác, bản thân cô cũng rất khó chấp nhận sự thay đổi ấy của chính mình.
Jun Young, một nhân viên văn phòng, đã tìm đến phòng khám và nói rằng bản thân làm rất tốt các công việc đang đảm nhận, hơn nữa cũng có mối quan hệ thân thiết với các đồng nghiệp trong công ty. Nhưng mỗi khi kết thúc công việc, tâm trạng của anh đều đột ngột thay đổi. Anh nói rằng mình đã bật khóc vô cớ khi đang trên đường trở về nhà, và sau khi về đến nhà và nằm trong phòng, anh lại có suy nghĩ không muốn sống nữa.
Ngoài ra, mỗi ngày tôi còn gặp rất nhiều người đang sống khổ sở vì chứng trầm cảm. Tuy tất cả đều than thở về các triệu chứng buồn chán của bản thân, nhưng mỗi người lại một vẻ khác biệt, khiến tôi cứ băn khoăn rằng nếu gộp chung và chẩn đoán những triệu chứng khác nhau này bằng một tên gọi đơn giản là trầm cảm, thì không biết có đúng hay không?
Cảm xúc con người thường được so sánh với thời tiết, còn tâm trạng thì hay được so sánh với các mùa hoặc khí hậu. Và thời tiết thường thay đổi nhiều lần
trong ngày. Cảm xúc của chúng ta cũng vậy, rất dễ thay đổi giống như thời tiết, cũng giống như bầu trời trong xanh và bầu trời nhiều mây đen xám xịt vẫn cứ thay phiên nhau trong cùng một ngày. Các mùa thường có những đặc điểm chung chung. [...]
Khi nhắc đến chứng trầm cảm, chúng ta có thể dễ dàng gán cho nó một ý nghĩa là "tâm trạng chán chường", nhưng khi gặp phải những chuyện đáng buồn, thì dù bản thân ta có cảm thấy chán nản cũng là một phản ứng hết sức bình thường. Ngoài tâm trạng chán nản thì thông thường, trầm cảm có khá nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau. Một loại trầm cảm tiêu biểu được khoa sức khỏe tâm thần học chẩn đoán chính là "Rối loạn trầm cảm nặng". Triệu chứng chủ yếu là gần như mỗi ngày bản thân đều cảm thấy chán nản và triệu chứng ấy kéo dài hơn 2 tuần, hoặc bản thân không cảm thấy hứng thú và vui vẻ gì trong cuộc sống thường ngày. Ngoài ra, còn có những thay đổi về cảm giác, cảm giác thèm ăn và thay đổi cả giấc ngủ, cảm giác mệt mỏi dần dần ngày một tăng lên và làm giảm khả năng tập trung. Có khoảng 3% đến 5% số người bị trầm cảm ít nhất một lần trong đời, trong đó phụ nữ thường dễ mắc bệnh trầm cảm hơn.
Tuy nhiên, những bệnh nhân bị "rối loạn trầm cảm nặng" không phải lúc nào cũng cảm thấy buồn chán. Giống như thỉnh thoảng vẫn có một ngày ấm áp giữa mùa đông lạnh giá, họ cũng có những khoảng thời gian tươi cười trong niềm vui hứng khởi. Chính vì điều này, khi bạn nhìn thấy những người mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng thỉnh thoảng mỉm cười, bạn càng không được lầm tưởng rằng người đó không hề mắc chứng trầm cảm.
Khi được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm, có vài bệnh nhân của tôi đã nghi ngờ kết quả chẩn đoán và nói rằng không phải lúc nào họ cũng thấy buồn chán, có đôi khi họ còn cảm thấy rất vui vẻ. Ngoài ra, còn có những bệnh nhân cho biết đã nghe rất nhiều người quen nói rằng họ không phải là chứng trầm cảm bởi vì bản thân họ thường hay cười. Đây hoàn toàn là những lầm tưởng do thiếu hiểu biết về căn bệnh trầm cảm.
Khoảng một nửa số người được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm phủ nhận các triệu chứng của bản thân và nói rằng họ không hề cảm thấy buồn chán, hoặc nói rằng bản thân thật sự không hề cảm thấy chán nản.
Những người bị rối loạn tâm trạng như mắc chứng trầm cảm hoặc rối loạn hưng trầm cảm (1) sẽ trải qua những thay đổi về cảm xúc, suy nghĩ và cả hành động. Khi mắc chứng trầm cảm, bạn sẽ luôn nhìn nhận bản thân mình một cách tiêu cực, lòng tự trọng dần giảm sút và thường hay tự trách mình. Nếu cứ níu kéo quá khứ và tiếc nuối quá khứ, bạn sẽ không còn tin vào thời gian này và niềm hy vọng về tương lai cũng sẽ dần biến mất. Khi những suy nghĩ này cứ tích tụ dần, bạn sẽ trở nên mất tự tin, cảm thấy khó gặp gỡ người khác và sợ thử thách những điều mới mẻ.
Nhiều người ngộ nhận rằng bản thân xuất hiện những thay đổi đó là bởi đã mắc chứng trầm cảm, nhưng trình tự thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Khi vùng được gọi là hạch hạnh nhân – Amygdala (2) được kích hoạt, chúng ta sẽ dễ dàng cảm nhận được những cảm xúc như sợ hãi, buồn bã, đau đớn... Đồng thời, chức năng của thùy trán sẽ bị suy giảm khiến việc kiểm soát cảm xúc và suy nghĩ trở nên khó khăn. Vì vậy, một khi bản thân xuất hiện những cảm xúc hoặc suy nghĩ khổ sở, thì tình trạng này sẽ kéo dài khá lâu. Khi chức năng của não dần thay đổi và xuất hiện nhiều biến đổi khác nhau như vậy, bạn sẽ được chẩn đoán là đã mắc chứng trầm cảm.
Có thể bạn sẽ thắc mắc rằng rốt cuộc chúng có gì khác nhau, nhưng nếu hiểu được những thay đổi cảm xúc là do mắc chứng trầm cảm, và việc thay đổi cảm xúc do chức năng của não bộ giảm sút gây ra, bạn sẽ thấy chứng thực sự có khác biệt rất lớn.
Vì vậy, chúng ta không nên nói với những người đang khổ sở khi mắc bệnh trầm cảm rằng hãy cố vượt qua bằng ý chí hoặc bằng nỗ lực. Bởi vì tình trạng không thể tự mình vực dậy do ý chí và tinh thần bị giảm sút ấy sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh trầm cảm.
Ngoài ra, chứng rối loạn cảm xúc cũng thuộc một dạng khác của chứng rối loạn tâm trạng, sẽ thường xuyên thay đổi tâm trạng và biên độ thay đổi cảm xúc vô cùng lớn. Nó còn được gọi là "chứng rối loạn lưỡng cực" bởi vì chứng hưng cảm xảy ra trong tình trạng bản thân cảm thấy hưng phấn và thích thú một cách quá độ, còn chứng trầm cảm do trạng thái chán nản bị dồn nén.
Sách được nhắc đến
"Đừng Tự Than Trách Bản Thân" của tác giả Huh Kyu Hyeong là một cuốn sách khoa học tâm lý, được tổ chức trình bày qua 26 "đơn thuốc tâm lý", làm rõ các vấn đề tâm bệnh khác nhau bằng cách định nghĩa đúng các thuật ngữ mà đại chúng hay sử dụng (stress, trầm cảm, ADHD, MBTI, tổn thương).
-------------------------------------------
Phúc Minh Books - Đơn vị phát hành tiểu thuyết trinh thám, văn học kinh điển, văn học hiện đại và sách thiếu nhi