Sách hot
Phù Vân - Hayashi Fumiko
150,000₫
MẶT NẠ ZORRO - Johnston McCulley
99,000₫
PHÁP Y TỐNG TỪ - Vương Phương
299,000₫
Chiếc xe kéo ma & truyện ngắn tuyển chọn
93,750₫
125,000₫
Tiếng gọi
74,250₫
99,000₫
CHIẾC XE SẮT
74,250₫
99,000₫
MA TƯỚC
216,000₫
288,000₫
Hội họa ở nước Pháp thế kỉ XIX có gì đặc sắc?
Nhắc đến Pháp, mọi người sẽ nghĩ đến gì? Nghệ thuật, tình yêu và Paris. Đó là nơi cảm hứng nghệ thuật, tinh hoa thẩm mỹ được nảy nở và bắt nguồn từ chính những tên tuổi kiệt xuất trong nhiều lĩnh vực, tác giả của những tác phẩm đã trở thành tượng đài không chỉ đối với người dân Pháp mà còn với cả nhân loại cho tới ngày nay.
Thế kỷ XIX là giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản, một trong những hiện tượng xuất sắc của lịch sử thế giới, là bước phát triển cao của các nền văn hóa dân tộc, đặc biệt là khoa học thế giới. Văn học nghệ thuật phát triển dưới những dấu hiệu đấu tranh cho ba khuynh hướng nghệ thuật cơ bản: Chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực.
Cuối TK XVIII chủ nghĩa cổ điển là khuynh hướng dẫn đầu trong NTTH châu Âu. Chủ nghĩa cổ điển cách mạng biểu hiện tư tưởng cách mạng tư sản, trong thời gian này có Louis David được coi là hiện tượng lớn trong nền nghệ thuật thời cộng hòa. Nhiều họa sĩ theo khuynh hướng cổ điển, nhưng không có tư tưởng cách mạng như David. Antoine-Jean Gros (1771-1835) rất có ảnh hưởng đến các họa sĩ trẻ, họ coi ông như thầy dạy của mình và là người đi tiên phong của nghệ thuật lãng mạn kiểu mới.
Sabina và Camilla của Jacques-Louis David
Trong thời kỳ này, Pháp vẫn giữ vai trò dẫn đầu trong hoạt động nghệ thuật Đức, Liên Xô cũng có vị trí không nhỏ. Cuộc cách mạng năm 1848 tác động đến nhiều nước, nhiều dân tộc khác kể cả châu Mỹ như: Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungari, Bỉ, Đan Mạch, Na uy, Thụy Điển và cả ở Mỹ. Khuynh hướng hiện thực thế kỷ XIX phát triển theo hướng phê phán sự phi nghĩa của xã hội, sự bóc lột của tư bản, những thói xấu của giai cấp thống trị…
Thời kỳ này Pháp có trường phái hiện thực Barbizon với Henri Rousseau, Jean-François Millet,… Cuối thập kỷ của TK 19, Pháp vẫn dẫn đầu ở Tây Âu, và xuất hiện chủ nghĩa ấn tượng vào những năm 1860 (Impression) với Claude Monet, Édouard Manet, Edgar Degas, Pierre-Auguste Renoir …
Trong tác phẩm Bí mật thành Paris của tác giả Eugène Sue hội họa Pháp thế kỉ XIX được khắc họa rất rõ nét.
Các họa sĩ ấn tượng phát hiện sự tinh vi của ánh sáng ngoài trời sinh động, họ chăm chú vào ánh sáng và không khí mà không quan tâm đến hình khối của sự vật, kể cả nội dung tác phẩm. Do hạn chế về tư tưởng tác phẩm, CN ấn tượng chỉ tồn tại ngắn ngủi. Vào giữa những năm 1880, CN ấn tượng bị khủng hoảng, hình thành CN ấn tượng kiểu mới (Tân ấn tượng). Khác với CN ấn tượng, họ không gây “ấn tượng” với người xem, mà cốt khuất phục bằng phương pháp của mình là những luật vật lý, toán học như phương pháp chia nhỏ (Division), họ rơi vào lý trí và thực nghiệm chứ không theo cảm xúc, dẫn đến tận cùng của CN sơ lược và trừu tượng. Nghệ thuật hiện thực Pháp trải qua cơn khủng hoảng ấy, một biểu hiện ra đời chậm hơn của nghệ thuật ấn tượng mà lịch sử mỹ thuật gọi là Hậu ấn tượng chủ nghĩa với các họa sĩ Vincent van Gogh và Paul Gauguin đã gây ảnh hưởng đối với sự phát triển nghệ thuật của thế kỷ 20.
The Potato Eaters của Vincent van Gogh
Hội họa Pháp nổi tiếng với những tên tuổi lớn trong trường phái Ấn tượng như Claude Monet, Paul Cézanne hay Paul Gauguin làm rạng danh cho nền nghệ thuật Pháp. Những tác phẩm của những danh họa thể hiện những cái nhìn đa chiều độc đáo về phong cảnh và con người tại nơi đây bằng cảm nhận riêng của mỗi người, thể hiện quan điểm nghệ thuật đặc sắc tạo nên những nền móng quan trọng cho hội họa hiện đại.
Còn Paul Cézanne là họa sĩ thuộc trường phái Hậu ấn tượng; ông là người được cho là cây cầu nối giữa trường phái ấn tượng thế kỷ XIX tới trường phái lập thể thế kỷ XX. Các tác phẩm của Cézanne thể hiện sự sắc sảo trong bố cục, màu sắc, pha trộn. Những nét vẽ thể hiện sự tìm tòi, nhạy cảm của ông mang tính đặc trưng và rất dễ nhận biết.
Một trong những tên tuổi quan trọng khác thuộc trừng phái hậu ấn tượng của Pháp cùng thời với Paul Cézanne là Paul Gauguin. Tranh của Gauguin thường sử dụng những mảng màu phẳng, nguyên tươi, rực rỡ đầy chất tượng trưng và biểu cảm. Nếu như các họa sĩ tiền ấn tượng thường lệ thuộc vào tự nhiên, còn các họa sĩ hậu ấn tượng thường quá chú trọng đến yếu tố khoa học thì Gauguin lại quan tâm đến phương pháp tổng hợp và tượng trưng.